TÓC DẦU LÀ GÌ? CÁCH KHẮC PHỤC TÓC DẦU.
Tóc dầu là kết quả của việc tuyến bã nhờn trên da đầu hoạt động quá mức, tiết ra quá nhiều dẫn đến tình trạng tóc bị bóng nhờn, nhanh bết dính, dễ bám bụi bẩn, sinh ra gàu và tạo cảm giác không thoải mái. Ngoài ra, tóc bết dầu cũng thường xuất hiện cùng nhiều vấn đề khác như gãy rụng, viêm da đầu, tạo cảm giác nặng nề, thiếu độ bồng bềnh.
Để cải thiện tình trạng tóc dầu, nhanh bết bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây tình trạng tóc bị đổ dầu, từ đó kiểm soát dầu nhờn ngăn ngừa rụng tóc, tăng mọc tóc chắc khỏe, óng mượt tận gốc.
Nguyên nhân gây ra tóc bết dầu:
- Gội đầu quá nhiều: gội đầu quá thường xuyên sẽ lấy mất đi lớp dầu tự nhiên của tóc. Để bù đắp cho sự thiếu hụt, da đầu của bạn sẽ tăng tốc sản xuất nhiều dầu hơn mức cần thiết.
- Thay đổi nội tiết tố: lượng dầu được sản xuất bởi tuyến bã nhờn phụ thuộc vào hormone. Do đó, khi nội tiết thay đổi do căng thẳng cảm xúc, thiếu ngủ, giai đoạn dậy thì, đến chu kì kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh sẽ khiến tuyến bã nhờn tăng tiết dầu.
- Yếu tố di truyền: nếu bạn sinh ra trong gia đình có người thân sở hữu mái tóc dầu thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp tình trạng này.
- Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống không cân đối, tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm chứa đường, chất béo, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn có thể làm tăng lượng dầu tự nhiên trên da đầu.
- Chăm sóc tóc không đúng cách: sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp da đầu, thường xuyên chải tóc và vuốt tóc, gội đầu bằng nước nóng,… cũng có thể gây tình trạng tóc nhiều dầu.
- Yếu tố môi trường: sinh sống và làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Những bất lợi của tóc dầu:
Dầu được tiết ra để nuôi dưỡng tóc, giúp tóc khỏe mạnh và bảo vệ da đầu. Tuy nhiên, khi lượng dầu tiết ra quá nhiều, dẫn đến việc dư thừa sẽ gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của da đầu và mái tóc.
- Bít tắc, chân tóc gây khó khăn cho việc mọc tóc và dễ dẫn đến tình trạng rụng tóc.
- Gây nhiễm trùng da đầu nếu không giữ vệ sinh sạch.
- Dẫn đến mặc cảm, stress vì tóc cứ bết dính gây mất thẩm mỹ.
Đối với những người có tóc nhiều dầu, việc chăm sóc tóc dầu đúng cách và sử dụng sản phẩm phù hợp là yếu tố rất quan trọng để giảm bớt tình trạng này.
Cách chăm sóc tóc dầu hiệu quả:
- Lựa chọn đúng sản phẩm chăm sóc tóc dầu:
Nếu sở hữu mái tóc dầu bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có dán nhãn tăng cường độ bóng, chống xoăn cứng. Những công thức này thường chứa dầu hoặc các hạt silicone có thể làm nặng mái tóc và khiến chúng trông bóng nhờn hơn.
Thay vào đó, bạn có thể tham khảo các loại sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thảo mộc không gây kích cho da đầu. Nên ưu tiên các sản phẩm chăm sóc tóc có độ pH cân bằng từ 4.5 – 5.5, giúp duy trì môi trường lành mạnh trên da đầu, giảm nguy cơ kích ứng và viêm nhiễm.
- Chăm sóc da đầu đúng cách:
- Gội đầu với tần suất phù hợp: tần suất gội đầu hợp lý cho hầu hết các loại tóc và da đầu là khoảng 2 – 3 lần/tuần để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn tích tụ trên da đầu. Trường hợp da đầu tiết nhiều dầu nhờn, bạn có thể gội cách ngày.
- Tránh gãi mạnh và chà xát bằng móng tay: khi gội đầu, hãy sử dụng các đầu ngón tay bóp nhẹ tóc, massge da đầu nhẹ nhàng. Tránh dùng móng gãi và chà xát mạnh da đầu, gây xước và làm tổn thương da, kích thích tuyến dầu sản xuất nhiều dầu hơn.
- Chăm sóc da đầu sau gội: sau khi gội đầu, hãy xả sạch tóc và da đầu, tránh để sót dầu gội và dầu xả trên da đầu, gây bã nhờn và kích ứng.
- Sử dụng tinh dầu hoặc serum dưỡng tóc: để chăm sóc tóc dầu, bạn có thể sử dụng tinh dầu hoặc serum dưỡng da đầu sau khi gội. Áp dụng một lượng nhỏ lên da đầu và massage nhẹ nhàng để tăng cường độ ẩm và nuôi dưỡng da đầu.
- Hạn chế tối đa sử dụng nhiệt lên tóc:
Hạn chế sử dụng nhiệt lên tóc là một trong những cách hữu hiệu để giảm dầu trên da đầu. Tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể kích thích tuyến dầu sản xuất nhiều hơn, làm tăng độ nhờn của tóc. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng máy sấy tóc, máy uốn tóc hoặc máy làm tóc. Và thay bằng phương pháp tạo kiểu không nhiệt, để tóc khô tự nhiên sau khi gội, giúp giảm tình trạng tóc dầu và giữ cho tóc khỏe mạnh hơn.
- Không nên cột tóc sát da đầu hay dùng băng đô:
Khi tóc bị cột quá chặt hoặc bị nén quá mức bởi băng đô có thể làm tăng sản xuất dầu trên da đầu. Vì vậy, nên tránh cột tóc quá chặt và sát da đầu, sử dụng các loại băng đô được may bằng chất liệu vải bông mềm để tránh tạo áp lực lên tóc và da đầu. Song song với đó, hãy thường xuyên tháo băng đô, thả tóc tự nhiên khi ngủ để tóc được nghĩ ngơi.
- Chế độ dinh dưỡng cho tóc dầu:
Chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp cân bằng tuyến dầu và hạn chế tình trạng tóc dầu. Người có mái tóc dầu nên uống đủ nước và cung cấp đủ protein ,omega 3, vitamin và khoáng chất có lợi cho da và tóc như: vitamin E, A, B5, kẽm và selen. Thêm vào đó, bạn cũng nên hạn chế chất béo không lành mạnh, đường và thức ăn nhanh.
- Hạn chế vuốt tóc:
Thói quen vuốt tóc có thể kích thích các nang tóc, khiến chúng tiết ra nhiều dầu hơn. Ngoài ra, khi bạn vuốt tóc dầu tự nhiên từ da tay có thể chuyển sang tóc và tăng độ nhờn rít. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa chạm tay lên tóc khi có mái tóc dầu.
Các nguyên liệu phù hợp chăm sóc tóc dầu:
- Sử dụng chanh hoặc giấm táo để làm sạch tóc:
Chanh và giấm táo có thể chứa nhiều acid tự nhiên có thể giúp làm sạch và cân bằng độ pH trên da đầu. Bạn có thể sử dụng chanh và giấm như sau:
Nguyên liệu:
- 1 chén nước ấm.
- Nửa quả chanh hoặc nửa tách giấm táo.
Cách thực hiện:
- Pha loãng nước cốt chanh hoặc giấm táo với nước ấm.
- Sau khi gội đầu, lắc đều và đổ hỗn hợp lên toàn bộ tóc và da đầu, massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút.
- Gội đầu lại bằng nước ấm.
- Để tránh gây khô tóc, nên thực hiện khoảng 2 lần/tháng để cải thiện tóc dầu.
Lưu ý: chanh và giấm táo có tính axit, nên khi sử dụng hãy kiểm tra phản ứng của da đầu và tóc. Nếu thấy da đầu bị kích ứng hoặc tóc bị khô, hãy dừng việc sử dụng phương pháp này.
- Sử dụng đậu và vỏ cam có thể thay thế dầu xả:
Đậu lăng là gì? Đậu lăng cùng họ với các loại đậu khác như đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng,… mỗi trái có khoảng 1 – 2 hạt, hạt đậu có hình tròn hoặc hình trái tim dẹt hoặc hình bầu dục, có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau từ màu đỏ, xanh, vàng, đen.
Đậu lăng và vỏ cam có thể được sử dụng như một phương pháp tự nhiên bổ sung dưỡng chất thay thế cho dầu xả trong việc điều trị tóc dầu. Bởi vì, bột đậu lăng có khả năng hấp thu một phần dầu tự nhiên trên da đầu và tóc, làm sạch tóc và giảm tình trạng tóc dầu. Trong khi đó, nước từ vỏ cam có tính chất làm dịu da đầu và có thể giúp giảm sự nhờn trên tóc. Ngoài ra, vỏ cam cũng chứa nhiều dưỡng chất và vitamin cho tóc.
Nguyên liệu:
- Một ít đậu lăng đã ngâm qua đêm.
- Một số vỏ cam tươi đã ngâm trong nước ấm.
Cách thực hiện:
- Sau khi đậu lăng đã được ngâm mềm, xay nhuyễn để tạo thành một dạng bột mịn.
- Lấy vỏ cam đã ngâm và lọc nước từ vỏ cam bằng cách vắt nhẹ hoặc nấu vỏ cam với nước cho đến khi nước sôi trong vòng 10 phút.
- Trộn đậu lăng đã xay nhuyễn với nước nấu từ vỏ cam đã lọc thành một hỗn hợp mịn.
- Sau khi gội sạch đầu, lấy một lượng hỗn hợp vừa đủ thoa đều lên tóc.
- Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm vào tóc và da đầu.
- Để hỗn hợp đậu lăng và vỏ cam lưu trên tóc khoảng 5 – 10 phút, sau đó xả sạch lại tóc bằng nước ấm.
- Thực hiện 1 – 2 lần/tuần để thấy được hiệu quả.
Lưu ý: đậu lăng và vỏ cam có tính chất khác biệt dầu xả. Chúng không cung cấp độ ẩm và dưỡng chất sâu bên trong như dầu xả. Tuy nhiên, chúng có thể giúp làm sạch sâu dầu trên tóc và làm dịu da đầu.
- Ủ tóc bằng mật ong:
Mật ong chứa 65% là đường, giàu vitamin nhóm B và C… cùng các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của sợi tóc như canxi, kẽm, natri, protein, đạm và amino axit… có khả năng là dịu da đầu và điều tiết sản xuất dầu tự nhiên trên tóc. Vì vậy, ủ tóc bằng mật ong cũng là cách đơn giản và tự nhiên giúp cho tóc trở nên mềm mượt và ít dầu hơn.
Nguyên liệu:
- 2 – 3 muỗng mật ong
- Nước ấm.
Cách thực hiện:
- Hòa tan mật ong với một ít nước ấm để tạo thành hỗn hợp chăm sóc tóc dầu.
- Gội đầu sạch bằng nước ấm và dùng khăn lau khô.
- Thoa hỗn hợp mật ong lên toàn bộ tóc từ gốc đến ngọn, tập trung vào da đầu và những chỗ nhiều dầu.
- Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm sâu vào da đầu và tóc.
- Ủ trong 20 – 30 phút.
- Gội sạch tóc, tránh để mật ong tồn đọng trên tóc và da đầu.
- Duy trì thực hiện 2 lần/tháng để giữ cho tóc khỏe mạnh và giảm tình trạng tóc dầu.
Lưu ý: khi ủ tóc bằng mật ong, bạn nên sử dụng mật ong đảm bảo tự nhiên, không chứa chất bảo quản hoặc phẩm màu. Trước khi sử dụng mật ong lên tóc, hãy thử nghiệm trước, bôi một ít mật ong lên da để xem có dị ứng hay không. Nếu có dấu hiệu phản ứng nào như đỏ, mẩn ngứa phải dừng sử dụng ngay.
- Sử dụng nha đam cải thiện tóc dầu:
Nha đam là một loại thực vật lành tính, có nhiều công dụng. Trong nha đam chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa có tác dụng làm đẹp. Ngoài ra, trong nha đam có chứa etanol, metanol và axeton có tác dụng làm sạch khuẩn, bảo vệ da đầu khỏi các mầm bệnh. Từ đó giúp làm sạch dầu nhờn trên da đầu, cung cấp dưỡng chất giúp tóc mềm mại hơn.
Nguyên liệu:
- 1 bẹ nha đam to, nhiều thịt.
Cách thực hiện:
- Nha đam gọt vỏ, lấy phần thịt bên trong, sau đó ép hoặc xay nhuyễn lấy nước.
- Làm ẩm tóc rồi dùng gel nha đam đắp lên da đầu, massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm sâu vào bên trong.
- Ủ tóc khoảng 5 – 10 phút.
- Gội đầu lại bằng nước ấm.
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần để thấy hiệu quả trên mái tóc dầu
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nha đam với các thành phần khác như mật ong, sữa chua, nước chanh, dầu dừa hoặc các loại tinh dầu chăm sóc tóc.
- Ủ tóc bằng trà xanh:
Trà xanh có chứa một chất gọi là axit tanin – một dạng polyphenol có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chúng dễ dàng loại bỏ đi các bã nhờn, vi khuẩn, nấm ngứa mà không gây tác dụng phụ cho da đầu, đồng thời có tác dụng kiểm soát dầu thừa và cung cấp dưỡng chất, giúp tóc suôn mượt, óng ả. Bản thân các hợp chất tự nhiên có trong trà xanh có tác dụng rất tốt trong việc kiềm dầu, duy trì lượng dầu ổn định cho nang tóc tiết ra giúp tóc được thông thoáng, nhẹ nhàng.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá trà xanh
- 1l nước lọc
- ½ quả chanh
Cách thực hiện:
- Đun lá trà xanh trong nước để trà xanh tiết ra hết các chất cần thiết.
- Trộn nước trà xanh với nước cốt ½ quả chanh rồi xả đều lên tóc
- Massage nhẹ nhàng trong vòng 20 phút.
- Xả sạch tóc với nước và dầu gội dịu nhẹ.
- Duy trì thực hiện 3 lần/tuần để đạt được kết quả mong muốn.
- Sử dụng baking soda cải thiện tóc dầu:
Baking soda có khả năng làm sạch rất tốt, đánh bay bụi bẩn, gàu ngứa, bã nhờn, dầu dư thừa trên da đầu. Ngoài ra, baking soda còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chất chống oxy hóa có thể loại bỏ vi khuẩn, nấm ngứa, kiểm soát độ pH trên da đầu.
Nguyên liệu:
- 2 – 3 muỗng baking soda
- 1 chén nước ấm.
Cách thực hiện:
- Trộn baking soda vào nước ấm lại với nhau thành một hỗn hợp.
- Làm ẩm tóc, thoa hỗn hợp lên toàn bộ da đầu.
- Massage nhẹ nhàng toàn bộ da đầu cho baking soda hấp thụ dầu, sau đó xả sạch lại với nước.
- Áp dụng đều đặn 2 lần/tháng để đạt được kết quả mong muốn.
Lưu ý: baking soda có tính kiềm cao, do đó sử dụng nhiều baking soda có thể làm khô da đầu và mất cân bằng độ pH tự nhiên. Nếu có da đầu nhạy cảm hoặc viêm nên cân nhắc kĩ trước khi sử dụng phương pháp này.
- Trị tóc dầu bằng cacao:
Cacao có khả năng hấp thụ dầu và bụi bẩn trên da đầu và tóc, giúp làm sạch tóc một cách hiệu quả. Ngoài ra, cacao còn chứa chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid, giúp bảo vệ tóc khỏi tổn thương do tác động của các gốc tự do và yếu tố môi trường. Vì vậy, cacao được nhiều người sử dụng như phương pháp tự nhiên giúp tóc hết dầu.
Nguyên liệu:
- 2 – 3 muỗng cacao không đường.
- 1 chén nước ấm.
Cách thực hiện:
- Trộn cacao với nước ấm để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn. Lượng cacao và nước có thể điều chỉnh tùy thuộc vào độ dài và độ dày tóc.
- Gội đầu sạch và thoa hỗn hợp cacao đã trộn lên tóc.
- Massage nhẹ nhàng da đầu và thư giãn vài phút, sau đó làm sạch tóc với nước mát.
- Chăm sóc tóc đều đặn 1 – 2 lần/tuần để cải thiện tình trạng tóc dầu.
Lưu ý: Sử dụng cacao nguyên chất không đường để tránh gây cặn bã và bết dính. Nếu bạn có màu tóc sáng thì hãy cẩn thận vì cacao có thể làm thay đổi màu tóc của bạn.
- Cải thiện tóc dầu bằng yến mạch:
Yến mạch cũng là một loại nguyên liệu tự nhiên có khả năng khắc phục tóc dầu. Yến mạch chứa các khoáng chất, vitamin và chất xơ, giúp làm sạch da đầu và hấp thụ dầu thừa trên tóc.
Nguyên liệu:
- ½ chén yến mạch ( không đường ).
- Nước ấm.
- 1 – 2 muỗng canh sữa chua không đường.
Cách thực hiện:
- Xay yến mạch thành bột mịn.
- Trộn bột yến mạch với nước ấm và sữa chua tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Gội sạch đầu và lau khô bằng khăn.
- Đắp hỗn hợp yến mạch lên toàn bộ tóc, tập trung vào da đầu và những vùng nhiều dầu.
- Massage nhẹ nhàng da đầu trong vòng 5 – 10 phút để hỗn hợp yến mạch thẩm thấu và làm sạch dầu.
- Tiếp tục ủ trong vòng 20 – 30 phút sau đó xả sạch lại với nước và dầu gội dịu nhẹ.
- Ủ tóc 1 – 2 lần mỗi tuần để cải thiện tình trạng tóc.
- Làm tóc bớt dầu bằng trứng gà:
Sử dụng trứng gà để chăm sóc tóc dầu là một trong những phương pháp được nhiều người truyền tai nhau và áp dụng. Trong trứng gà có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng mái tóc. Ngoài ra, trứng gà còn có tác dùng kiểm soát dầu thừa da đầu, cân bằng độ pH.
Nguyên liệu:
- 1 quả trứng gà
- 1 chén nước
Cách thực hiện:
- Chia trứng gà thành lòng đỏ và lòng trắng. Chỉ sử dụng lòng trắng trứng để làm phương pháp này.
- Trộn lòng trắng trứng với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Gội sạch đầu, và thoa toàn bộ hỗn hợp trắng trứng lên toàn bộ da đầu và tóc. Massage nhẹ nhàng trong vòng 5 phút.
- Tiếp tục ủ trong vòng 20 – 30 phút sau đó gội sạch lại với nước và dầu gội.
- Thực hiện 1 – 2 lần/tuần để đạt được kết quả như mong muốn.
Lưu ý: trứng gà giàu protein nên khi sử dụng dễ gây kích ứng da đầu. Ngoài ra, trứng gà còn có mùi tanh khó chịu nên gội thật kĩ để tránh sót lại cặn bẩn.
CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM PHƯƠNG NGHI
Địa chỉ: 158A, TX21, P. Thạnh Xuân, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: (028) 6256 5458 - 0919 365 434
Xem thêm